Đông trùng hạ thảo – một thảo dược vừa là động vật, vừa là thực vật trong tự nhiên chỉ mọc trên những vùng thảo nguyên, cách mặt nước biển từ 3000-5000m ít người có thể đặt chân đến, có thể có giá tới 1,8 tỉ/ kg. Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu, được xem là tiên dược quý hiếm hiện nay.
Giải thích về tên gọi đông trùng hạ thảo
Đông trung hạ thảo là một loại thảo dược vô cùng đặc biệt, có hình dáng như một chú sâu. Chúng được bày bán ở rất nhiều cửa hàng của Trung Quốc và được điều chế thành nhiều dạng thuốc hoặc để dạng nguyên con trong các hũ thủy tinh. Trong tự nhiên thì loài thảo dược này chỉ xuất hiện trên vùng núi Himalaya.
Trước đây đông trùng hạ thảo được hiểu đơn giản là nó có hình dáng côn trùng vào mùa đông và hóa cây cỏ vào mùa hè. Tuy nhiên, Tuy nhiên theo giới khoa học, trùng của một loài côn trùng thuộc họ cánh bướm. Cơ chế ký sinh của loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps hoặc Cordyceps hiện giờ vẫn chưa được khẳng định. Vào mùa Đông, loài nấm này ký sinh vào ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes và làm chết ấu trùng vì hút hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con ấu trùng thuộc loài bướm này có thể đã ăn phải bào từ nấm hoặc nấm ký sinh qua đường lỗ thở của sâu. Khi sơi nấm phát triển mạnh mẽ thì chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu, gây bệnh và chiếm luôn vật chủ. Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, khi nhiệt độ tăng lên, nấm bắt đầu mọc ra từ đầu của ấu trùng bướm, phát sinh thành quả, mọc thành dạng cây cỏ và phát tán bào tử.
Đông trùng hạ thảo được săn ở các vùng núi cao có khí hậu lạnh và ẩm như sơn nguyên Tây Tạng, Vân Nam, Tam Cúc. Chúng sinh trưởng tốt nhất ở các vùng núi cao. Đông trùng hạ thảo nhú lên chỉ 5-7 cm và thường sinh trưởng ở vùng đất xốp, có nhiều mùn và độ ẩm tương đối cao. Thực tế cho thấy phần có tác dụng y học tốt nhất chính là phần cây nhú lên từ ấu trùng.
Đông trùng hạ thảo là sự kỳ diệu của thiên nhiên, con người chúng ta không thể tưởng tượng được. Quá trình hình thành của chúng như sau:
Vào mùa thu, khi ấu trùng đã phát triển cực đại, chúng chui xuống đất để tìm chỗ ngủ đông. Chúng sẽ tìm nơi đất mềm, độ ẩm cao để trú ngụ. Trên cơ thể chúng đã ký sinh sẵn một loại nấm có tên là Cordyceps Sinensis. Vào mùa xuân, khi thời tiết ấm áp, những tế bào nấm sẽ phát triển mạnh mẽ. Nguồn sống của nấm chính là cơ thể ấu trùng. Quá trình phát triển kéo dài trong khoảng 2-4 tuần. Phần cây sẽ nhô lên khỏi mặt đất từ 2-3 cm. Khi phát triển cực đại, chúng có hình mũi dao và có màu nâu đen.
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ thận, gan, tim …, phục hồi sức khỏe cho người ốm. Đông trùng là loại thuốc hoàn toàn tự nhiên. Hiện nay có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Nhưng không phải loại nào cũng có thể làm như vậy, những cây tốt nhất đều được tìm trong thiên nhiên.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người
Đông trùng hạ thảo được mệnh danh là loại thuốc quý. Vậy đông trùng hạ thảo có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người?
Các phân tích cho thấy, trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 loại axit amin khác nhau, có 28 nguyên tố vi lượng, nhiều loại vitamin (B1, B2, A, C, quan trọng hơn là trong sinh khối thuốc đông trùng hạ thảo có rất nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu cao có thể chữa được rất nhiều loại bệnh và hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe con người. Có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị hỗ trợ lao, ung thư phổi, hen suyễn. Theo y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo có vị ngọt (cam), tính ấm (ôn), có công năng dưỡng gan, bổ thận nên từ lâu chúng được coi như một loại thần dược chữa bệnh.
Theo đông y thì cam và ôn là thuốc bổ. Người ta thử tác dụng của đông trùng hạ thảo thì thấy tác dụng của đông trùng hạ thảo là tăng cường hô hấp, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim. Vì vậy, trong đông y đông trùng hạ thảo có tác dụng là bổ tâm, phế, thận, khí, tức là làm cho cơ năng của thận, của tâm, của phế tốt lên. Cho nên, đông trùng hạ thảo dùng cho những trường hợp suy nhược đặc biệt là những người già hoặc những người sau khi ốm dậy, người mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, ăn ngủ kém, suy sinh dục, dùng cho những trường hợp bệnh hen lâu ngày, thậm chí là bệnh ho lao lâu ngày.
Đông y phát hiện và đưa đông trùng hạ thảo vào chữa hầu hết các bệnh còn Tây y kiểm chứng tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh bằng thí nghiệm khoa học. Dựa theo y học phương đông và kết luận của y học phương tây, tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người là tăng cường thể lực toàn diện; Tăng sức đề kháng cho người mới ốm, đặc biệt người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư; Tăng cường chức năng thận; Tăng cường hệ miễn dịch; Điều tiết đường huyết; Bổ phổi; Tăng cường chức năng tim mạch; Tăng hiệu quả hoạt động của gan; Tăng cường chức năng tình dục…
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo thường được dùng làm thuốc bổ dùng cho người gầy yếu, người mới khỏi bệnh hiểm nghèo.v.v. Những tác dụng khác của đông trùng hạ thảo vẫn đang được nghiên cứu và phát hiện thêm từng ngày.
Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Thường thì bổ quá hóa hại, nếu sử dụng đông trùng hạ thảo quá nhiều và thường xuyên thì nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thế nào? Không riêng gì đông trùng hạ thảo mà mọi loại thuốc đều có liều lượng của nó. Nếu lạm dụng, đông trùng hạ thảo sẽ gây ra những phản ứng bất lợi với cơ thể con người như phát ban, nổi mề đay hoặc có thể gây suy thận nghiêm trọng. Theo đông y, những người thận khí hư thì có thể dùng đông trùng hạ thảo, mỗi ngày 2-6 gram, hấp, ngâm rượu, ngâm mật ong, kết hợp 2-4 gram đông trùng hạ thảo vào bài thuốc bổ thận dương.
Khi dùng đông trùng hạ thảo, chúng ta cần lưu ý:
– mỗi ngày dùng từ 2-6 gram đông trùng hạ thảo, nấu nước uống giúp bổ huyết
– đông trùng hạ thảo dùng tốt cho người già, người mới ốm dậy
– người có trạng thái hưng phấn không nên dùng đông trùng hạ thảo
Cách dùng đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm nên rất dễ sử dụng và chế biến cùng với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo hầm gà (hoặc vịt, bồ câu, chim cút)
– Nguyên liệu: 5-10g đông trùng hạ thảo, 1 con gà mái (1500g), 15g bột ngọt, 30g tiêu xanh, 30g gừng, 10g muối ăn, 100ml rượu vang, 2000ml nước.
– Phương pháp: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, sau đó cho các thành phần còn lại vào và đun lửa nhỏ trong vòng 2 giờ (có thể sử dụng nồi áp suất để rút ngắn quá trình hầm) là có thể sử dụng được.
Đông trùng hạ thảo hầm baba
– Nguyên liệu: Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ.
– Chế biến: Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
– Nguyên liệu: 50g đông trùng hạ thảo ngâm với 1.5 lít rượu trắng. – Phương pháp: Ngâm đông trùng hạ thảo trong rượu khoảng 20-30 ngày, sau khoảng thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml.
Đông trùng hạ thảo hãm kiểu uống trà
– Dùng khoảng từ 1-2g đông trùng hạ thảo ngâm trong cốc nước nóng 60-70 oC khoảng 5 phút và uống rồi nhai hết cả xác.
Đông trùng hạ thảo nghiền bột nấu cháo
– Dùng từ 1-2g đông trùng hạ thảo xay nhuyễn và rắc lên bát cháo (hoặc có thể hầm cháo với những thực phẩm khác).
Đông trùng hạ thảo nghiền bột nấu cháo
– Dùng từ 1-2g đông trùng hạ thảo xay nhuyễn và rắc lên bát cháo (hoặc có thể hầm cháo với những thực phẩm khác).